TRỞ VỀ
Tin tổng hợp

Pacific Gas đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao năm 2019


Ngày 20/2/2019 Hiệp Hội Doanh Nhiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao đã tổ chức lễ công bố 542 Doanh Nghiệp đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao năm 2019 do Người Tiêu Dùng Bình Chọn.

Doanh Nghiệp đạt danh hiệu HVNCLC năm 2019 hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề như: bánh kẹo, thực phẩm, nước chấm, gia vị, sữa và sản phẩm từ sữa, đồ uống, văn phòng phẩm, hóa mỹ phẩm, dược phẩm, sản phẩm vải sợi, may thêu, da, nhựa, kim khí gia dụng, máy móc gia dụng, vật liệu xây dựng, phân bón, dầu nhờn, chất đốt…Công ty Cổ Phần Thương Mại Dầu Khí Thái Bình Dương (Pacific gas) là một trong những Công ty kinh doanh Khí Mầu Mỏ Hóa Lỏng (LPG) hiếm hoi nhận được danh hiệu này.



Trong giai đoạn hiện nay, các Doanh Nghiệp Việt Nam điều nhận định vai trò của số hóa và liên kết nếu không muốn bị bỏ lại. Đây là năm thứ 23 khảo sát bình chọn hàng VNCLC được thực hiện. Năm nay, nhiều thông tin bổ ích từ cuộc khảo sát đã giúp doanh nghiệp có cái nhìn cận cảnh về một "chân dung thị trường" trong cơn chuyển động, tác động của làn sóng công nghệ sinh ra từ cuốc cách mạng 4.0.



Theo bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội DN HVNCLC, hiện nhiều nước khu vực ASEAN đang có sự đầu tư mạnh mẽ cho vấn đề số hóa, công nghệ. Hầu hết các nước ASEAN đều có chiến lược, chính sách đào tạo và hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp địa phương trong việc số hóa để nâng năng lực cạnh tranh.



Malaysia có chương trình đào tạo từ ba năm trước, Singapore có chương trình Go digital và nay là Start digital với chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Philippines, Indonesia đều có chính sách hỗ trợ từ vốn, kỹ năng quản lý, đặc biệt là số hóa. Thái Lan có chính sách khuyến khích áp dụng cải tiến công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương...

Trong khi đó, nhiều DN HVNCLC hiện nay đã và đang đi theo xu thế về công nghệ, số hóa quá trình sản xuất kinh doanh. 


Theo bà Nguyễn Phi Vân, chuyên gia nhượng quyền thương hiệu, một trong những chuyển động của thế giới hiện nay chính là công nghệ. Doanh nghiệp nếu bỏ qua thị trường số, thị trường online là tự trói mình, hạn chế sự phát triển của mình. "Ngay cả các startup hiện nay, nếu một mô hình mở ra mà không có tầm nhìn thị trường quốc tế thì xem như đã tự trói chân mình, khó thành công được" - bà Nguyễn Phi Vân chia sẻ.



Các lãnh đạo doanh nghiệp trên đều cho rằng đã đến lúc, năng lượng tích lũy 23 năm qua của hội HVNCLC cần được chuyển hóa sang một giai đoạn mới, đó là liên kết lại để cùng nhau chia sẻ công nghệ, dữ liệu khách hàng, khai phá thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần kỹ lưỡng trong theo dõi các tiêu chuẩn, sẵn sàng cho những thay đổi về tự động hóa để hội nhập với ngôn ngữ kinh doanh toàn cầu.



Do vậy, các Doanh Nghiệp Việt Nam muốn sản phẩm của mình vươn ra thị trường thế giới, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nước trong khu vực ASEAN, đó là đầu tư mạnh mẽ cho vấn đề số hóa, công nghệ, cũng như áp dụng cải tiến công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương.


Theo bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội DN HVNCLC - sau gần 3 năm triển khai Bộ tiêu chí HVNCLC Chuẩn hội nhập cho ngành thực phẩm và Bộ tiêu chí HVNCLC Chuẩn hội nhập cho ngành phi thực phẩm. Hai bộ tiêu chí này sẽ là lợi thế, điểm tựa về chất lượng kỹ thuật, là lời cam kết vững chắc về chất lượng để cạnh tranh với hàng của các nước ASEAN đang tràn ngập và cả cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu, nhất là khi CPTPP mang lại cơ hội mới.
Tâm Đức