Doanh nghiệp gas “đại chiến” vì Nghị định 19
Doanh nghiệp nhỏ tố bị “ép chết” nếu không hạ chuẩn, trong khi doanh nghiệp lớn đòi bồi thường nếu điều đó xảy ra...
Cuộc chiến giữa doanh nghiệp gas nhỏ và doanh nghiệp lớn ngày càng gay gắt, Bộ Công Thương rơi vào thế bế tắc khi doanh nghiệp nhỏ kiến nghị hạ chuẩn điều kiện kinh doanh gas vì nếu không sẽ “phá sản”, trong khi doanh nghiệp lớn đề nghị không hạ chuẩn, nếu hạ sẽ kiện đòi bồi thường.
Sự việc được đẩy lên cao trào khi một số doanh nghiệp đại diện cho hơn 700 doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh gas ở các tỉnh miền Bắc gửi đơn lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, kiến nghị không sửa quy định hạ chuẩn điều kiện kinh doanh gas.
Mới đây, Bộ Công Thương có ban hành Nghị định 19 thay thế cho Nghị định 107, quy định các doanh nghiệp kinh doanh nghiệp kinh doanh khí gas phải đáp ứng một số điều kiện như: số lượng chai LPG thuộc sở hữu của thương nhân với tổng dung tích chứa tối thiểu 3.930.000 lít (tương đương 150.000 chai LPG loại 12 kg, quy định trước đây là 300.000 chai LPG) đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG ); tổng dung tích chứa tối thiểu 2.620.000 lít (tương đương 100.000 chai LPG loại 12 kg, quy định trước đây là 300.000 chai LPG) đối với thương nhân phân phối LPG chai.
Ngoài ra, tổng sức chứa các bồn LPG tối thiểu xuống còn 300 m3 (quy định trước đây là 800 m3) đối với thương nhân phân phối LPG chai.
Ông Lê Xuân Tuyến, Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Xô Gas (đại diện cho 300 doanh nghiệp gas ở Thái Bình), cho rằng theo quy định tại Nghị định 107 về điều kiện kinh doanh gas, thương nhân phân phối gas cấp 1 phải có bồn chứa 800 m3 và 300.000 vỏ bình. Để đáp ứng quy định này, doanh nghiệp đã vay vốn ngân hàng với một lượng tiền lớn để đầu tư và hoạt động kinh doanh.
Nghị định 19 đã tháo gỡ một số khó khăn cho doanh nghiệp như quy định về sức chưa của bồn thấp hơn, sở hữu lượng vốn ít hơn nhiều, bỏ bớt yêu cầu về đào tạo chứng chỉ, nghiệp vụ... Tuy nhiên, ông Tuyến cho rằng việc hạ thấp các quy định về bồn chứa và số lượng vỏ chai LPG tồn tại nhiều bất cập.
Cụ thể, theo ông Tuyến, hiện đã có quá nhiều thương nhân không đáp ứng được điều kiện về bồn chứa, vỏ chai LPG, nay nghiễm nhiên tham gia vào thị trường đồng nghĩa thừa nhận việc thương nhân trước đây kinh doanh trái phép, không đủ năng lực. Điều này dẫn đến cung ứng tràn lan, Nhà nước không kiểm soát được cũng như gây mất an toàn cháy nổ.
Bên cạnh đó, ông Tuyến cho rằng thị trường gas hiện nay còn tình trạng chiếm dụng vỏ chai, cưa tai, mài chữ ảnh hưởng đến chất lượng, thương hiệu và mất an toàn. Nhiều trạm nạp không đủ điều kiện lưu thông, vi phạm đăng ký nhãn hiệu hàng hoá dẫn đến cháy nổ không có căn cứ để xử lý và truy cứu trách nhiệm.
Vì vậy, ông Tuyến đề nghị giữ nguyên quy định về sở hữu bồn chứa 300 m3 và 100.000 vỏ chai gas theo Nghị định 19. Đồng thời, giữ nguyên điều kiện nạp gas vào chai phải thuộc sở hữu của thương nhân kinh doanh đầu mối để gắn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh đầu mối với các hoạt động của trạm nạp vào chai thuộc thương nhân quản lý.
Đại diện 450 doanh nghiệp gas Thanh Hoá, ông Nguyễn Minh Châu, Giám đốc Công ty TNHH Dầu khí Thanh Hoá cũng kiến nghị Thủ tướng giữ nguyên quy định sở hữu bồn chứa theo Nghị định 19. Ông Châu cho rằng, nếu hạ thấp nữa các điều kiện quy định tại Nghị định 19, thì đề nghị Bộ Công Thương xem xét bồi thường những khoản vay ngân hàng mà doanh nghiệp đã đầu tư để đáp ứng nghiêm chỉnh các quy định của Nghị định 19 hiện nay.
Trong khi đó, ông Lê Khắc Lãm, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Hoàng Lãm cho rằng Nghị định 19 đã quy định rõ các hình thức kinh doanh gồm: thương nhân xuất, nhập khẩu gas; thương nhân sản xuất, chế biến; thương nhân phân phối; tổng đại lý và đại lý; cửa hàng kinh doanh. Các điều kiện hiện nay được đưa ra dựa trên nguyên tắc thương nhân đáp ứng điều kiện ở khâu nào thì có quyền thực hiện kinh doanh khâu đó. Đây là quy định hợp lý, nghĩa là năng lực của thương nhân đến đâu làm đến đó.
Theo ông, nếu Chính phủ và Bộ Công Thương tiếp tục hạ chuẩn điều kiện kinh doanh như giảm bồn chứa và vỏ bình, sẽ là cái cớ để các thương nhân kinh doanh nhỏ lẻ, không có cơ sở hạ tầng hợp thức hóa để thành thương nhân phân phối.
Trước đó, hơn 40 doanh nghiệp kinh doanh khí gas nhỏ đã kiến nghị phản đối Nghị định 19 khi cho rằng họ bị đẩy đến phá sản, rời khỏi thị trường vì quy định này.
Đại diện một công ty gas nêu quan điểm: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa bị thiệt hại rất lớn, chúng tôi không thua vì thị trường và khách hàng nhưng với những điều kiện của Nghị định 19 chúng tôi sẽ bị giết chết, biến mất khỏi thị trường. Xin Nhà nước đừng để doanh nghiệp lớn “ép chết” doanh nghiệp nhỏ”.
Trong khi đó, dưới góc độ người làm chính sách, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh khẳng định tâm người soạn thảo Nghị định 19 không xấu, không ai có ý định “giết” doanh nghiệp nhỏ và vừa, buộc tội đó là vô căn cứ. Ý tưởng của người soạn thảo là thiết lập lại thị trường.
Thứ trưởng Khánh khẳng định, tư duy của người làm chính sách nghĩ vào cuộc theo hướng này là đúng, ông sẽ tiếp nhận ý kiến của doanh nghiệp gas và trình Chính phủ sửa đổi một số nội dung cho phù hợp.
Mới đây, Bộ Công Thương có ban hành Nghị định 19 thay thế cho Nghị định 107, quy định các doanh nghiệp kinh doanh nghiệp kinh doanh khí gas phải đáp ứng một số điều kiện như: số lượng chai LPG thuộc sở hữu của thương nhân với tổng dung tích chứa tối thiểu 3.930.000 lít (tương đương 150.000 chai LPG loại 12 kg, quy định trước đây là 300.000 chai LPG) đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG ); tổng dung tích chứa tối thiểu 2.620.000 lít (tương đương 100.000 chai LPG loại 12 kg, quy định trước đây là 300.000 chai LPG) đối với thương nhân phân phối LPG chai.
Ngoài ra, tổng sức chứa các bồn LPG tối thiểu xuống còn 300 m3 (quy định trước đây là 800 m3) đối với thương nhân phân phối LPG chai.
Ông Lê Xuân Tuyến, Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Xô Gas (đại diện cho 300 doanh nghiệp gas ở Thái Bình), cho rằng theo quy định tại Nghị định 107 về điều kiện kinh doanh gas, thương nhân phân phối gas cấp 1 phải có bồn chứa 800 m3 và 300.000 vỏ bình. Để đáp ứng quy định này, doanh nghiệp đã vay vốn ngân hàng với một lượng tiền lớn để đầu tư và hoạt động kinh doanh.
Nghị định 19 đã tháo gỡ một số khó khăn cho doanh nghiệp như quy định về sức chưa của bồn thấp hơn, sở hữu lượng vốn ít hơn nhiều, bỏ bớt yêu cầu về đào tạo chứng chỉ, nghiệp vụ... Tuy nhiên, ông Tuyến cho rằng việc hạ thấp các quy định về bồn chứa và số lượng vỏ chai LPG tồn tại nhiều bất cập.
Cụ thể, theo ông Tuyến, hiện đã có quá nhiều thương nhân không đáp ứng được điều kiện về bồn chứa, vỏ chai LPG, nay nghiễm nhiên tham gia vào thị trường đồng nghĩa thừa nhận việc thương nhân trước đây kinh doanh trái phép, không đủ năng lực. Điều này dẫn đến cung ứng tràn lan, Nhà nước không kiểm soát được cũng như gây mất an toàn cháy nổ.
Bên cạnh đó, ông Tuyến cho rằng thị trường gas hiện nay còn tình trạng chiếm dụng vỏ chai, cưa tai, mài chữ ảnh hưởng đến chất lượng, thương hiệu và mất an toàn. Nhiều trạm nạp không đủ điều kiện lưu thông, vi phạm đăng ký nhãn hiệu hàng hoá dẫn đến cháy nổ không có căn cứ để xử lý và truy cứu trách nhiệm.
Vì vậy, ông Tuyến đề nghị giữ nguyên quy định về sở hữu bồn chứa 300 m3 và 100.000 vỏ chai gas theo Nghị định 19. Đồng thời, giữ nguyên điều kiện nạp gas vào chai phải thuộc sở hữu của thương nhân kinh doanh đầu mối để gắn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh đầu mối với các hoạt động của trạm nạp vào chai thuộc thương nhân quản lý.
Đại diện 450 doanh nghiệp gas Thanh Hoá, ông Nguyễn Minh Châu, Giám đốc Công ty TNHH Dầu khí Thanh Hoá cũng kiến nghị Thủ tướng giữ nguyên quy định sở hữu bồn chứa theo Nghị định 19. Ông Châu cho rằng, nếu hạ thấp nữa các điều kiện quy định tại Nghị định 19, thì đề nghị Bộ Công Thương xem xét bồi thường những khoản vay ngân hàng mà doanh nghiệp đã đầu tư để đáp ứng nghiêm chỉnh các quy định của Nghị định 19 hiện nay.
Trong khi đó, ông Lê Khắc Lãm, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Hoàng Lãm cho rằng Nghị định 19 đã quy định rõ các hình thức kinh doanh gồm: thương nhân xuất, nhập khẩu gas; thương nhân sản xuất, chế biến; thương nhân phân phối; tổng đại lý và đại lý; cửa hàng kinh doanh. Các điều kiện hiện nay được đưa ra dựa trên nguyên tắc thương nhân đáp ứng điều kiện ở khâu nào thì có quyền thực hiện kinh doanh khâu đó. Đây là quy định hợp lý, nghĩa là năng lực của thương nhân đến đâu làm đến đó.
Theo ông, nếu Chính phủ và Bộ Công Thương tiếp tục hạ chuẩn điều kiện kinh doanh như giảm bồn chứa và vỏ bình, sẽ là cái cớ để các thương nhân kinh doanh nhỏ lẻ, không có cơ sở hạ tầng hợp thức hóa để thành thương nhân phân phối.
Trước đó, hơn 40 doanh nghiệp kinh doanh khí gas nhỏ đã kiến nghị phản đối Nghị định 19 khi cho rằng họ bị đẩy đến phá sản, rời khỏi thị trường vì quy định này.
Đại diện một công ty gas nêu quan điểm: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa bị thiệt hại rất lớn, chúng tôi không thua vì thị trường và khách hàng nhưng với những điều kiện của Nghị định 19 chúng tôi sẽ bị giết chết, biến mất khỏi thị trường. Xin Nhà nước đừng để doanh nghiệp lớn “ép chết” doanh nghiệp nhỏ”.
Trong khi đó, dưới góc độ người làm chính sách, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh khẳng định tâm người soạn thảo Nghị định 19 không xấu, không ai có ý định “giết” doanh nghiệp nhỏ và vừa, buộc tội đó là vô căn cứ. Ý tưởng của người soạn thảo là thiết lập lại thị trường.
Thứ trưởng Khánh khẳng định, tư duy của người làm chính sách nghĩ vào cuộc theo hướng này là đúng, ông sẽ tiếp nhận ý kiến của doanh nghiệp gas và trình Chính phủ sửa đổi một số nội dung cho phù hợp.
Theo: VNECONOMY.vn